Trong bối cảnh thay đổi liên tục và tình trạng bão hòa thông tin như hiện nay, chỉ sự phối hợp giữa quảng cáo và công nghệ sáng tạo mới tạo được hiệu ứng wow mong muốn, giúp quảng bá hình ảnh một cách mới mẻ, đột phá; đặc biệt là tại các sự kiện quan lớn và dịp quan trọng.
Một số loại hình quảng cáo công nghệ phổ biến, bao gồm: trình chiếu 3D mapping, trình chiếu trên kính, tường tương tác/ sàn tương tác, nhân viên tiếp thị ảo, holopyramid, quạt hologram, đèn chiếu logo (gobo),…
- Trình chiếu 3D mapping
3D mapping là sự kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim, sử dụng phần mềm máy tính tạo lập một không gian ảo có cùng tỷ lệ kích thước 100% với vật thể thật. Trong không gian này, các kỹ thuật viên sẽ tạo ra nhiều kỹ xảo với âm thanh và ánh sáng 3D nhằm mang lại sự độc đáo, mới lạ về thị giác trên vật thể.
Hình 1: Màn trình diễn 3D mapping tại Dinh Độc Lập
(Nguồn: Internet)
Thời gian chuẩn bị cho một màn trình diễn 3D mapping có thể kéo dài từ 4 tuần đến 6 tuần hoặc hơn thế nữa bởi sự kì công trong quá trình tạo lập không gian đa chiều. Do đó, ngân sách dành cho việc sản xuất video tương đối lớn. Đặc biệt, cần cẩn trọng với những bề mặt không chiếu hình ảnh lên được (ví dụ: kính trong suốt, tường màu đen, tường gồ ghề) để đảm bảo hình ảnh được hiển thị chính xác.
- Trình chiếu trên kính
Đa số các showroom bán hàng thường có các vách kính bao xung quanh. Các nhãn hàng thường tận dụng lợi thế này để trình chiếu các video sống động, nhằm gia tăng thêm sự thu hút từ khách đi đường. Tuy nhiên, kính trong suốt lại là một bề mặt không thể chiếu hình ảnh lên được với công nghệ thường mà cần kết hợp với loại decal phim chiếu ngược. Trên thị trường hiện nay có hai loại chủ yếu là decal phim trong và decal phim xám:
Quảng cáo với decal phim trong suốt tại showroom ChiLai Quận 3 | Quảng cáo Isuzu với decal phim xám tại Parkson Quận 1 |
(Nguồn: Shojiki)
Trình chiếu trên kính có hiệu ứng hoạt động khá đặc biệt: khoảng cách tới mặt kính càng lớn – hình ảnh càng rõ nét thu hút sự chú ý. Đồng thời, khi khách hàng càng tiến gần cửa hàng, độ trong suốt càng tăng, đồng nghĩa với việc khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong cửa hàng.
- Tường tương tác/ Sàn tương tác
3.1. Tổng quan
Đây là kỹ thuật trình chiếu lên mặt tường/ sàn nhà thông thường thành bề mặt tương tác. Nội dung hiển thị trên bề mặt trình chiếu sẽ thay đổi theo các chuyển động tạo ra các trò chơi hay quảng cáo tương tác sản phẩm đầy cuốn hút với hơn 100 trò chơi 2D, 3D nhiều thể loại: ném bóng, tính điểm thi đua, đá banh, trượt tuyết,…
Tường tương tác (Interactive wall) tại sự kiện Novartis Xmas | Sàn tương tác (Interactive floor) tại Platinum Plaza, quận 6 |
(Nguồn: Shojiki)
Vì sử dụng công nghệ trình chiếu thông thường, do đó các quảng cáo tương tác này chỉ thích hợp trong môi trường ánh sáng thấp (trong nhà nên tắt đèn hoặc kéo rèm; ngoài đường áp dụng vào buổi tối). Ngoài ra, cần đảm bảo khoảng cách từ máy chiếu đến mặt chiếu tối thiểu 3,5m để đảm bảo cho diện tích trình chiếu.
- Nhân viên tiếp thị ảo
4.1. Tổng quan
Nhân viên tiếp thị ảo (hay còn gọi là PG ảo) là sản phẩm hình người (nhân vật biểu tượng của công ty hoặc nhân vật hoạt hình) làm từ chất liệu trong suốt có dán decal phim chiếu ngược. Hình ảnh và âm thanh được trình chiếu bằng thiết bị lắp phía sau. Một bộ sản phẩm tiêu chuẩn bao gồm: máy chiếu full HD, hình người mica dán decal phim chiếu ngược, đầu phát máy chiếu, loa và tủ đựng thiết bị.
Hình mica và cả decal cần phải được sản xuất theo kích thước thật của người mẫu trong video. Điều này sẽ giúp hình ảnh hiển thị quảng cáo sẽ sống động và chân thật hơn. Nội dung phát quảng cáo sẽ lặp lại liên tục, vì vậy nên điều chỉnh âm lượng phù hợp để tránh gây khó chịu cho khách hàng.
- Holofan/Holopyramid/Holocube
Nhóm sản phẩm holographic sử dụng công nghệ đặc biệt tạo hình ảnh 3D bay lơ lửng trong không trung mà không cần đến màn chiếu, giúp người xem quan sát hình ảnh nổi 360 độ mà không cần sử dụng đến bất kỳ loại kính đeo chuyên dụng nào. Một số holographic phổ biến: holofan, holopyramid, holocube.
(Nguồn: Internet)
Với công nghệ tạo hình ảnh lơ lửng trong không trung, vì vậy toàn bộ các hình ảnh/video cần phải được thiết kế với phông nền trong suốt, để tạo hiệu ứng 3D đẹp mắt. Đối với holofan cần phải được treo tại vị trí an toàn, có rào chắn xung quanh vì có thể làm người tham quan bị thương nhẹ nếu vô tình chạm phải.
- Đèn chiếu gobo
Gobo là loại đèn LED (không phải máy chiếu) có lắp mặt kính in hình bên trong. Khi ánh sáng xuyên qua mặt kính tạo nên hình ảnh trên mặt phẳng. Gobo chỉ hiển thị được hình ảnh tĩnh với đường kính từ 20cm tới 200m; có thể lắp đặt trong nhà hoặc cả ngoài trời để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật theo mong muốn. Trong số các quảng cáo công nghệ, quảng cáo trên gobo có chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều lần.
Quảng cáo tại Co.op Mart Xa lộ Hà Nội | Quảng cáo Timezone tại Pico Plaza |
Hình 3: Một số hình ảnh quảng cáo gobo (Nguồn: Shojiki)
- Kiosk cảm ứng
Kiosk cảm ứng là một máy tính cài đặt phần mềm đặc biệt với giao diện cho phép người dùng thao tác qua màn hình cảm ứng. Kiosk cảm ứng thường được đặt tại các trung tâm thương mại, ngân hàng, trường học, khách sạn, rạp chiếu phim, ga tàu, viện bảo tàng,….Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng sẽ có các tiện ích kèm theo. Một số tiện ích phổ biến: sơ đồ hướng dẫn vị trí, cài đặt web-camera với microphone, máy in dữ liệu, bàn phím và thiết bị cảm biến tiệm cận để chuyển Kiosk từ chế độ chờ sang chế độ bật.
Hình 4: Khách hàng đang tương tác với kiosk
(Nguồn: Shojiki)
Kiosk tương tác rất đa dạng về mẫu mã. Với mỗi yêu cầu của khách, nhà sản xuất đều có thể thiết kế và tích hợp các tính năng một cách tối ưu và hợp lý nhất. Tuy nhiên, chi phí thiết kế này sẽ cao hơn những loại thông thường. Ngoài ra, nhãn hàng cũng cần lưu ý về thời gian sản xuất trung bình sẽ dao động từ 30 – 60 ngày tuỳ mức độ phức tạp, từ đó lên kế hoạch quảng cáo phù hợp.