V. GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI

  1. Khái niệm

Giấy phép quảng cáo có lẽ là thứ quan trọng nhưng ít được quan tâm đối với phía khách hàng khi ký hợp đồng. Trong bối cảnh tại thời điểm viết bài, quy hoạch quảng cáo tại nhiều tỉnh thành lớn chưa có hoặc chưa theo kịp thực tế số lượng biển bảng đang được khai thác nhiều vị trí tốt nhưng đang ngoài quy hoạch, bên thuê vị trí quảng cáo cần có một số kiến thức về phần này thay vì bỏ qua.

  1. Các loại Giấy phép quảng cáo ngoài trời

Theo quy định của Luật Quảng cáo 2012 thì có hai loại Giấy phép quảng cáo là Giấy phép vị trí và Giấy phép nội dung quảng cáo. 

2.1. Giấy phép vị trí

Đây là tên gọi chung của tổ hợp tất cả các giấy phép cần thiết để vị trí đó được đưa vào khai thác quảng cáo. Giấy phép một vị trí quảng cáo liên quan nhiều sở ngành, đôi khi mất nhiều năm mới hoàn thành được một vị trí. Các sở ngành liên quan trong việc cấp phép có thể bao gồm: chủ cho thuê đất công, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Văn hóa và Phòng Văn hóa Quận.

Trên những vị trí xây dựng trên đất công, thông thường khi xin giấy có cam kết cổ động cá dịp lễ tết, hãy xác nhận với chủ bảng là có hay không có cổ động trong các dịp lễ tết.

Đối với các vị trí ngoài quy hoạch thuê nhà dân, việc quảng cáo có thể bị gián đoạn trong quá trình rà soát của cơ quan chức năng, hãy xác nhận tình trạng vị trí cũng như thông lệ cổ động của vị trí, và quy định với bên bán trường hợp bên cung cấp quảng cáo sẽ đảm bảo như thế nào kế hoạch quảng cáo liên tục, đặc biệt các vị trí mới đưa vào khai thác.

giấy phép quảng cáo

2.2. Giấy phép nội dung quảng cáo

Nếu vị trí quảng cáo đã có phép, tùy vào loại hình quảng cáo về nguyên tắc vẫn phải xin giấy phép cho nội dung quảng cáo của khách hàng. Cụ thể:

  • Bảng led được tự quản lý và chịu trách nhiệm về nội dung
  • Quảng cáo taxi và phương tiện di chuyển liên ngành quản lý, không cần xin nếu quảng cáo dưới 50% diện tích hông
  • Biển bảng truyền thống về cơ bản phải xin giấy phép
  • Băng rôn cờ phướn về cơ bản phải xin giấy phép

giấy phép quảng cáo ngoài trời

Tuy nhiên, nếu đối tác cung cấp dịch vụ đảm bảo cho quảng cáo của bạn mà bỏ qua bước xin giấy phép này thì cũng đừng lo lắng, vì việc này xảy ra rất thường xuyên phổ biến và không ảnh hưởng đến chất lượng quảng cáo nếu cả bên khách hàng được chia sẻ thông tin về vị trí.

  1. Khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Nhiều khách hàng đến lúc quảng cáo thì mới phải bị động đi tìm giấy tờ, thay vì đó hãy chuẩn bị ngay khi có quyết định đầu tư vào quảng cáo ngoài trời, song song với việc thiết kế nội dung quảng cáo.

Đầu tiên, có lẽ bạn biết hơn ai hết ngành nghề của bạn có được pháp luật cấp phép hay không. Trường hợp ngành nghề của bạn chưa được cấp phép hoạt động, ví dụ rượu mạnh thì không được quảng cáo.

Sau đó, kiểm tra xem ngành của bạn có giấy phép con hay không, ví dụ quảng cáo thuốc, quảng cáo sữa thì ngoài các hồ sơ thông thường có thể phát sinh các giấy phép quảng cáo của Bộ Y Tế.

Về cơ bản, các giấy phép bạn cần chuẩn bị sẽ khác nhau tùy vào từng địa phương, có thể bao gồm các hồ sơ sau:

  • Giấy phép kinh doanh công ty;
  • Giấy chứng nhận logo (hoặc biên nhận đã nộp giấy chứng nhận logo) của tất cả logo xuất hiện trên nội dung quảng cáo;
  • Hợp đồng sử dụng hình ảnh người nổi tiếng nếu có sử dụng;
  • Quy hoạch 1/5000 nếu là dự án bất động sản; Giấy phép mở bán;
  • Giấy tờ chứng minh cho việc sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “số một” (nếu có);
  • Các giấy tờ chứng minh sản phẩm được bán, lưu hành tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận đăng ký chương trình khuyến mại được Sở Công thương cấp phép đối với quảng cáo có nội dung liên quan đến chương trình khuyến mại có giá trị từ 100.000.000 VNĐ trở lên.

Ngoài ra, để đảm bảo dự án quảng cáo được thực hiện một cách hợp pháp, đúng quy định của pháp luật, khách hàng/agency khi mua quảng cáo đầu tiên cần kiểm tra Giấy phép của vị trí như thế nào, việc xin phép nội dung có được đảm bảo sẽ thực hiện được không đối với loại hình quảng cáo trên billboard, băng rôn; hỏi trước các vị trí có cần phải thực hiện cổ động không, trường hợp cổ động thì việc bù quảng cáo sẽ được tính như thế nào. Vì trên thực tế, rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp thực hiện quảng cáo bị buộc tạm dừng chiến dịch quảng cáo vì chưa đảm bảo về việc xin phép theo quy định, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến chiến dịch quảng cáo và hơn nữa là có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của khách hàng. Đối với việc cổ động chính trị tại các vị trí quảng cáo ngoài trời, khách hàng/agency cũng cần tìm hiểu rõ trước khi thực hiện ký hợp đồng với chủ vị trí, để nếu trong thời gian diễn ra chiến dịch quảng cáo chủ vị trí có thực hiện cổ động theo quy định của cơ quan nhà nước thì hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận chính sách bù thời gian thực hiện chiến dịch quảng cáo đó, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng/agency.